Thứ sáu, 19/04/2024 - 16:37|
Chào mừng bạn đến với cổng thông tin điện tử của Trường THCS Yên Lãng
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Hoạt động thử nghiệm sáng kiến: "Phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực sáng tạo của học sinh trong các bài vẽ tranh đề tài môn Mỹ thuật THCS"

Phân môn vẽ tranh là điển hình của óc quan sát, ghi nhớ và cảm xúc của người vẽ. Vì thể loại vẽ tranh với nhiều đề tài khác nhau, mỗi đề tài lại có nhiều nội dung và các hình ảnh khác nhau, đó là phân môn mà người vẽ có điều kiện thể hiện các hoạt động trong cuộc sống của con người và phong cảnh thiên nhiên.  Vì vậy giờ học vẽ tranh giáo viên cần gợi ý để học sinh vận dụng hết khả năng quan sát tinh tế của mình, và giáo viên cần truyền cảm hứng cho học sinh điều đó sẽ quyết định cho một bài vẽ sinh động với những điều ngộ nghĩnh đáng yêu.

Muốn được như vậy thì việc giáo viên nghiên cứu và vận dụng tốt các phương pháp dạy học tích cực sau nhằm phát huy tính tích cực sáng tạo của học sinh trong các bài vẽ tranh đề tài sẽ mang lại hiệu quả tốt cho mục tiêu đề ra:

 * Phương pháp tìm hiểu nội dung đề tài: Mục tiêu và nhiệm vụ của phương pháp này ở phạm vi rộng vì ngoài việc học sinh tìm hiểu đặc điểm nội dung, hình tượng, đường nét, màu sắc, bố cục…thì giáo viên phải truyền được cảm hứng cho học sinh.

* Phương pháp trực quan: Đồ dùng dạy học là ngôn ngữ của Mĩ thuật với đường nét, hình mảng, màu sắc bố cục, hình khối…) Dạy học bằng đồ dùng dạy học giúp học sinh lĩnh hội tri thức nhanh, nhớ lâu và hứng thú hơn bởi những phương tiện trực quan đó đã dựng lên một hình ảnh, một khung cảnh sinh động trước học sinh.

Sử dụng tranh vẽ của học sinh làm đồ dùng trực quan

* Phương pháp gợi mở: Có hiệu quả cao khi sử dụng trong dạy học phân môn vẽ tranh. Giáo viên dùng lời nhận xét, câu hỏi gợi mở để học sinh quan sát, nhận xét, suy nghĩ, so sánh đối chiếu và tự điều chỉnh, sửa chữa bài vẽ của mình. Phương pháp này rất phù hợp với việc hướng dẫn học sinh làm bài tập, vì nó phát huy được khả năng độc lập suy nghĩ, tìm tòi, tính tích cực học tập của mọi học sinh. Sử dụng phương pháp gợi mở giáo viên tạo điều kiện cho học sinh tự suy nghĩ, tự tìm hiểu để tìm đến kiến thức bài học.

* Phương pháp vấn đáp: đó là hệ thống câu hỏi để học sinh suy nghĩ trả lời về nội dung bài học. Có khi là những câu hỏi đơn lẻ nhằm khai thác một chi tiết một vấn đề nào đó.

Phương pháp này phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh vì được suy nghĩ trước và đoán được nội dung mà giáo viên sẽ giảng, các em sẽ không bị động tiếp thu kiến thức. Phương pháp này không nhất thiết học sinh phải trả lời tất cả các câu hỏi của giáo viên đề ra, hay phải trả lời đúng “răm rắp” về nội dung. Có thể có những học sinh trả lời sai, hoặc không trả lời được thì phương pháp này vẫn mang lại hiệu quả vì: tất cả học sinh đều phải suy nghĩ về bài học; trả lời sai (nếu có) để rồi hiểu rõ, hiểu đúng hơn khi nghe bạn trả lời hoặc giáo viên bổ sung. Các câu hỏi cần ngắn gọn rõ ràng và nên đặt ra trước khi giáo viên hướng dẫn.

* Phương pháp luyện tập: Môn Mĩ thuật lấy hành làm hoạt động chính, và chỉ có trên cơ sở thực hành thì nhận thức lý thuyết mới rõ dần. Học Mĩ thuật học sinh cần được làm nhiều bài tập, có thể là các bài tập sẽ trùng lặp về đề tài, cách tiến hành, song mỗi bài giáo viên cần gợi mở để học sinh có cách thể hiện khác nhau từ việc khai thác đề tài, tìm chủ đề, bố cục, xây dựng hình tượng và cách xử lí màu, đậm nhạt…

Giáo viên cần làm cho học sinh rõ mục đích, trọng tâm và mức độ khác nhau của các bài tập. Dựa vào trình tự nội dung, vào khả năng của học sinh, giáo viên ra các bài tập cho phù hợp, có thể là đơn lẻ, nhằm củng cố, phát triển một đơn vị kiến thức nhỏ. Ví dụ: sắp xếp các bước vẽ đã cho sẵn, sắp xếp mảng chính, mảng phụ của đề tài phong cảnh.

Hướng dẫn học sinh làm bài, giáo viên cần tìm ra những thiếu xót về bố cục, vẽ hình, vẽ màu, gợi ý cho các em suy nghĩ và tìm ra cách sửa chữa, điều chỉnh theo khả năng, phù hợp với từng dạng bài của các em. Cần có kế hoạch về phương pháp đối với từng đối tượng học sinh, mỗi đối tượng học sinh lại có gợi ý riêng cách bổ xung khác nhau.

Học sinh trong giờ luyện tập vẽ tranh

Chỉ ra thiếu sót ngay trên bài học sinh vì đối với thực hành giáo viên dạy ngay “hiện trạng” bài vẽ của học sinh và học sinh học ngay trên bài vẽ của mình là tốt nhất, vì tất cả cái hợp lí hay chưa hợp lí, cái đẹp hay chưa đẹp đều được biểu hiện một cách rõ ràng, cụ thể ngay trên từng bài vẽ mà khi nghe giảng chúng chỉ là những thuật ngữ chung chung, trừu tượng, đôi khi khó hiểu.

* Phương pháp làm việc theo nhóm: phương pháp này phát huy được tính tích cực, chủ động vì các thành viên trong nhóm có điều kiện chia sẻ mọi suy nghĩ băn khoăn, kinh nghiệm, hiểu biết của bản thân, cùng nhau xây dựng nhận thức, thái độ mới. Mỗi học sinh có thể nhận thức rõ trình độ của mình về chủ đề nêu ra, thấy mình cần học hỏi những gì. Bài học trở thành quá trình học hỏi lẫn nhau chứ không phải chỉ là tiếp thu thụ động từ giáo viên. Thành công của lớp học phụ thuộc vào sự nhiệt tình tham gia của mọi học sinh, vì vậy phương pháp này còn gọi là “Phương pháp huy động mọi người cùng tham gia”, hoặc rút gọn là “Phương pháp cùng tham gia”

Theo phương pháp này mọi người dễ hiểu, dễ nhớ hơn vì họ được tham gia trao đổi trình bày vấn đề nêu ra, cảm thấy hào hứng vì trong sự thành công chung của nhóm có sự đóng góp của mình. Phương pháp này thường được sử dụng trong phần luyện tập, giáo viên có thể tổ chức các trò chơi hoặc cả nhóm thảo luận rồi cùng hoàn thành bài vẽ. Trong mỗi tiết học nên có từ 2 - 3 hoạt động nhóm và tính tư duy, tích cực của học sinh phải được phát huy triệt để vì ý nghĩa quan trọng của phương pháp này là rèn luyện năng lực hợp tác giữa các thành viên trong tổ chức lao động.

Từ việc học sinh đều được tham gia học tập một cách tự giác bằng khả năng của mình. Phương pháp học tập này xây dựng cho học sinh tinh thần tập thể, ý thức cộng đồng với công việc chung, đồng thời hình thành ở học sinh phương pháp làm việc khoa học - tự lập kế hoạch và làm việc theo kế hoạch.

Kết quả của một hoạt động nhóm

Sau khi nghiên cứu và xây dựng nội dung một số phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh THCS trong các bài vẽ tranh đề tài, cụ thể là trong những giờ học nỗ lực của thầy và trò, các em đã có những tiến bộ rõ rệt, các em đã tự tin hơn, chăm chỉ hơn và chắc chắn hơn về kiến thức cơ bản, kĩ năng thực hành, khả năng lập luận, suy luận đảm bảo có tính hệ thống chặt chẽ hơn, vận dụng được vào thực tiễn.

Tác giả: Giáo viên Nguyễn Thị Lan Ly


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài tin liên quan
Chính phủ điện tử
Tin đọc nhiều
Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 47
Hôm qua : 33
Tháng 04 : 755
Năm 2024 : 8.183